Hầu hết những nhà nuôi chó đều sẽ gặp vấn đề đau đầu này: chó cắn phá đồ đạc trong nhà. Điển hình như cắn giày dép, sách vở giấy báo, quần áo, gối ngủ, thảm trải nhà hay kể cả bất cứ thứ gì vừa miệng chúng. Đã khi nào bạn về đến nhà sau một ngày dài và nhìn thấy trong nhà là một tình cảnh hỗn loạn và chú chó của bạn chính là thủ phạm? Bản năng gặm cắn đã có từ lâu ở loài chó. Nhìn thì có vẻ nghiêm trong, nhưng đừng quá lo lắng. Chú chó yêu dấu của bạn đang đến thời kì “ngứa răng” đấy. Dù bạn có thích hay không thì sớm muộn gì ngày này cũng sẽ tìm đến trong cuộc đời nuôi thú cưng của bạn. Trong tự nhiên việc cắn gặm như thế là hoàn toàn bình thường, nhưng đó sẽ là một cơn ác mộng thực sự cho các vật dụng trong nhà bạn. Thói xấu này có giải quyết được không?
1. NGUYÊN NHÂN
- CHÓ CON MỌC RĂNG: Chó con mọc răng và ngứa răng trong độ tuổi từ 3 đến 7 tháng. Chúng sẽ tìm đến bất cứ thứ gì vừa miệng để gặm cắn: chân bàn, giấy tờ, gối nệm,… thậm chí cả tay chủ nuôi! Đây là bản năng trong việc mài răng cũ, thay răng mới. Do đó, chúng ta cần dạy chó không được phép cắn những thứ chúng ta cấm từ khi còn nhỏ và hướng dẫn thứ đồ chó có thể cắn đúng cách.
- THIẾU CANXI: Chó con khi thiếu canxi thì thích tìm tòi ở mọi vật để bổ sung chất này nên chúng ta để ý cung cấp đầy đủ canxi cho chó con để hạn chế việc cắn phá trong nhà. Mặc dù chúng ta vẫn thường thấy chó gặm xương, nhưng hãy lưu ý rằng những mảnh xương vụn nếu chó ăn phải quá nhiều có thể gây tắc ruột và nhai xương, không phải gặm nhấm, có thể kiến răng chó bị mẻ, đặc biệt là chó con.
- ÍT ĐƯỢC QUAN TÂM: Khi bạn bận rộn với thế giới ngoài kia thì vẫn luôn có một chú chó ở nhà và nhớ nhung bạn. Thời gian bạn dành cho thú cưng của mình quá ít khiến cho chó cảm thấy buồn chán và bứt rứt. Từ đó, đồ vật trong nhà hiển nhiên trở thành nơi trút bầu tâm sự cho chó. Và đôi khi, chúng làm rối tung mọi thứ, chỉ vì muốn thu hút được sự chú ý của bạn thôi.
- SỢ HÃI VÀ LO LẮNG: Nhiều chú chó con khi sợ hãi hay bị chèn ép, bắt nạt, hù dọa thì theo bản năng sẽ cắn lung tung nhằm giải tỏa và ấp ủ sự phòng thủ của nó. Những chú chó cũng tương tự như một số người có thói quen cắn móng tay, khi bồn chồn, lo lắng chúng sẽ tìm một vật gì đó để cắn, gặm như một bản năng. Việc này giúp chúng cảm thấy thoải mái và đỡ căng thẳng hơn.
- PICA: Pica là cách gọi về tình trạng của một chú chó khi chúng ăn những thứ không phải thức ăn. Khác với ở trên, những thứ này thậm chí không có mùi hay vị giống thức ăn. Bao gồm kim loại, nhựa, rác, bụi bẩn, đá, giấy hay thậm chí là phân. Thông thường Pica là một vấn đề thuộc về hành vi, tâm lý của loài chó. Nhưng nó cũng hoàn toàn có thể là kết quả của việc điều trị y tế hay do chế độ dinh dưỡng kém.
2. CÁCH HUẤN LUYỆN ĐỂ CHÓ KHÔNG CẮN PHÁ
- DỌN DẸP GỌN GÀNG: 🏠Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng là cách để phòng tránh thú cưng gặm cắn đồ đạc. Việc để những vật dụng của bạn lăn lóc khắp nơi trong nhà chính là sự cho phép từ bạn đối với bản năng chó đấy. Làm sao chúng nó có thể kiềm lòng được trước những thứ đầy cám dỗ như vậy ở khắp nơi. Ví dụ như khi đi làm, đi học về bạn hãy để giày lên kệ, remote TV xem xong hãy để ở nơi cao, tập sách để trên kệ,… Chính vì như vậy nên việc dọn dẹp và sắp xếp gọn gàng những vật dụng của bạn vào đúng vị trí và tránh xa tầm với của cún là một cách an toàn để không phải tạm biệt thêm một món đồ nào nữa. Bạn cũng cần lưu ý loại bỏ những cây cảnh trong nhà có thể gây ngộ độc cho cún. Dọn dẹp những vật dụng sắc nhọn có thể gây tổn thương. Không để những vật dụng dễ leo trèo lên như bàn, ghế thấp,… tránh để chú chó của bạn nhảy lên để lấy đồ xuống cắn.💦Nếu thói quen cắn bậy của cún đã có từ lâu mà bạn chưa tìm ra biện pháp khắc phục hiệu quả thì có thể áp dụng các loại dung dịch nước xịt mùi khiến cún không tới gần.
- CHUẨN BỊ ĐỒ CHƠI CHO CHÓ:
🧸Hãy lựa chọn những món đồ có kích thước phù hợp với hàm răng và khoang miệng của chúng. Điều bạn cần làm bây giờ là “dụ dỗ” cún. Bạn sẽ đưa cho chúng hai nhóm đồ khác nhau. Một nhóm là đồ dùng của gia đình không được cho cún cắn như giầy dép, tấm thảm, sách vở. Và một nhóm đồ chúng có thể cắn thoải mái là những đồ chơi của chúng. Đặt các đồ dùng này trước mặt cún cưng. Nếu chúng cắn những nhóm đồ không được phép thì bãn hãy giằng lấy từ miệng chúng và kiên quyết “không”. Tiếp theo đó là đưa cho chúng món đồ chơi được phép cắn. Khi chúng biết lấy món đồ chơi được phép nghịch thì hãy thưởng cho chúng những đồ ăn chúng yêu thích. Quan trọng chính là sự kiên quyết của bạn trong những buổi huấn luyện cho chó, vậy nên hãy cố gắng và kiên trì nhé.
- SỬ DỤNG CHUỒNG, LỒNG: 🏠Đặt chúng vào chuồng là cách quản lí hiệu quả mà không cần có sự giám sát của bạn. Tạo ra một giới hạn để cún cưng không với đến được những vật dụng trong nhà. Nếu như chú chó của bạn không màng cắn những vật dụng lặt vặt nữa mà chuyển sang cắn chân bàn, chân ghế thì bạn hãy chuyển sang sử dụng chuồng, lồng. Bạn nên tập cho cún con quen với việc ở trong chuồng, lồng, cũi càng sớm càng tốt.
- KIỂM TRA THỂ CHẤT, TINH THẦN: 👉Hãy chắc chắn rằng thú cưng của bạn không bị thiếu canxi, nếu không biết cách kiểm tra hay bổ sung canxi cho cún, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ thú y. Ngoài ra, cần chú ý đến khẩu phần ăn của chó, những phần thưởng hay còn gọi là bánh thưởng cũng có thể giúp ích cho việc vệ sinh răng miệng và bổ sung canxi cho cún…