Là người mê mèo chính hiệu nhưng liệu bạn đã hiểu hết được cảm xúc của thú cưng nhà mình chưa? Dù là vật nuôi nhưng chúng cũng có cách giao tiếp và thể hiện tâm trạng theo cách riêng đó. Cùng KPet House tìm hiểu cảm xúc của mèo qua hành vi để “giao tiếp” cùng Boss cưng nhé.
1. VÌ SAO CẦN TÌM HIỂU CẢM XÚC CỦA MÈO
Nếu bạn mới sở hữu một chú mèo thì việc hiểu và cảm nhận được tâm trạng cũng như điều chúng muốn nói thường không hề dễ dàng như bạn nghĩ đâu nha. Bạn cần dành nhiều thời gian ở bên cạnh và yêu thương chúng đủ lâu mới có thể lý giải được những suy nghĩ thông qua hành động của chúng mỗi ngày. Khi hiểu được phần nào “tiếng lòng” của chúng, bạn sẽ thấy mèo là loài thú cưng không chỉ dễ thương thông minh mà còn tình cảm vô cùng đó.
2. CẢM XÚC CỦA MÈO CÓ THỂ QUAN SÁT ĐƯỢC
- Đuôi cong và đập qua lại liên tục: Mèo đang vui mừng điều gì đó
- Đuôi rung nhẹ, mặt hướng về phía bạn: Mèo đang hạnh phúc vì thấy bạn xuất hiện
- Đuôi thẳng đứng, hướng lên hoặc cuộn tròn: Một thứ hay điều gì khiến mèo tò mò và cảm thấy thú vị
- Con ngươi dãn to: Mèo phấn khích hoặc hoảng sợ, khó hiểu
- Mắt chớp nhẹ nhàng: Sự thoải mái và thảnh thơi
- Hếch mũi và nghiêng đầu: “Tôi đã chấp nhận bạn rồi đó”
- Cọ mũi vào người bạn: “Tôi thật sự quý mến bạn”
- Liếm môi dưới: “Hmmm, tôi đang lo lắng và sợ hãi một chút đó chủ nhân ơi!”
- Cụp tai phía sau: Chúng đang tò mò và dò xét, dễ giật mình hoặc chạy biến đi ngay lập tức
- Hít mũi: Kiểm tra một chút xem sao nào
- Cào/nhào bột: Mèo cần mài vuốt hoặc đang rất yêu thương chủ nhân
- Liếm vào người bạn: Sự tin tưởng tuyệt đối hoặc đang đòi ăn
3. CẢM XÚC CỦA MÈO QUA TIẾNG KÊU
- Meow meow ngắn: Một lời chào hỏi bình thường của loài mèo chúng tôi
- Meow liên tục: Ôi vui quá đi
- Meow âm vực thấp: Đói đói đói
- Meow gru kéo dài: Tui đang có nhu cầu gì đó đây nè, hãy nhìn tui đi
- Meow gru thấp và ngắn: Không hài lòng tí nào nha
- Miao kéo dài: Giận dữ hoặc đau đớn, sợ hãi
- Nhấp nháy môi, răng liên tục: Phấn khích nhưng là thất vọng
- Rừ rừ: Lời chào thận trọng khi tiếp xúc lần đầu
- Khè giận dữ: Cảnh báo mạnh cho sự sẵn sàng chiến đấu bảo vệ bản thân hoặc điều gì đó
4. CÁCH GIAO TIẾP ĐÚNG VỚI MÈO
Trong thơi gian đầu gặp gỡ, bạn hãy trao cho mèo tình cảm và sự ấm áp của mình. Chúng nhỏ bé và nhẹ nhàng như vậy nên tâm hồn cũng vô cùng nhạy cảm. Tùy vào cá tính của mỗi bé mà sự cởi mở của chúng dành cho người sẽ khác nhau. Hoặc đôi khi chúng sẽ có sự đánh giá qua cảm nhận để quyết định có gần gũi với bạn hay không đó. Bạn hãy nhẹ nhàng, âu yếm, dành những lời nói ngọt ngào để làm quen. Khi nuôi dạy, nên sử dụng tông giọng nghiêm khắc hoặc vui đùa đúng lúc để các bé quen với nếp sống hàng ngày. Những khi mèo ngoan và thực hiện đúng các thói quen bạn dạy dỗ thì nên thưởng cho bé một đồ ăn hoặc đồ chơi bé thích. Khi không hài lòng với hành vi nào của chúng, bạn cần hạ ngữ điệu để bé quen và không vi phạm. Việc lặp đi lặp lại một từ sẽ giúp mèo quen dần như khi ăn, ngủ, đi, ngồi, nằm, gọi tên… Điều quan trọng trong giao tiếp hay dạy dỗ là bạn cần nhất quán và kiên nhẫn. Mèo rất nhạy cảm nên hãy nhẹ nhàng hết sức có thể nha. Chúng sẽ đáp lại bạn bằng kỷ luật đúng mực và một tình cảm yêu thương dạt dào vô bờ bến.