Chăm sóc mèo đẻ là bài toán khó cho chủ nhân nuôi mèo. Trong gia đình đột nhiên xuất nhiên một “bà mẹ trẻ” cùng với đàn con thì bạn xử lý tình huống này như thế nào. Chắc hẳn, trong thời gian đợi mèo mẹ sinh con, các bạn cũng đã chuẩn bị cho mình những kỹ năng cần thiết. Vậy những kỹ năng mà bạn cần biết khi chăm sóc mèo đẻ là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Cách nhận biết mèo mẹ mang thai
Nếu chú mèo nhà bạn tự dưng mất tích trong 1 – 2 ngày. Khi trở về nhà thì kêu thảm thiết, có nhiều hoạt động khác với mọi ngày. Biểu hiện này có thể kéo dài vài ngày hoặc lâu hơn. Sau 1 tháng, bạn phát hiện bụng mèo cương cứng, phồng to hơn thì có nghĩa bạn mèo đã mang thai.
Khi đó, bạn phải vuốt ve liên tục để mèo yên tâm, chúng sẽ không kêu nữa và nằm im. Đừng quên chuẩn bị chút thức ăn cho mèo nhé, mèo sẽ ăn nhưng ăn ít thôi.
Khi phát hiện mèo mẹ mang thai, bạn cần biết cách chăm sóc mèo mẹ để mèo con phát triển tốt trong bụng mẹ.
Chăm sóc mèo mẹ trước khi sinh
1. Về dinh dưỡng cho mèo mẹ:
Cũng một công thức chăm sóc chung dành cho các bà mẹ mang thai. Điều cần thiết là bổ sung dinh dưỡng cho nhà bạn. Tăng cường các đồ ăn có chứa thành phần bột mỳ. Ăn uống tẩm bổ nhiều, tăng lượng cơm để mèo mẹ có nhiều sữa hơn.
Những đồ ăn mang tính chất cay, mặn, chua chát… Hoặc những đồ ăn dạng thô cứng cần tránh cho mèo mẹ ăn. Trong thời kì này, các bạn lưu ý không cho mèo uống thuốc hay tiêm bất cứ thứ gì. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hình dạng, sức khỏe của mèo con sau này.
2. Về ổ đẻ cho mèo mẹ
Chăm mèo đẻ cần chú ý chỗ ngủ của mèo mẹ. Khu vực này phải luôn luôn được giữ ấm. Làm ổ đẻ cho mèo rộng rãi tránh ánh nắng mặt trời tiếp xúc. Có thể sử dụng một cái hộp lót thêm miếng vải mềm không quá dày cho mèo mẹ. Sau khi sinh mèo mẹ sẽ không bị nằm lên con hoặc gây cảm giác quá nóng.
Chăm sóc mèo mẹ sau khi sinh
Đối với mèo mẹ mới sinh con, có rất nhiều thứ người nuôi cần chú ý. Từ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, chỗ ngủ, không gian sống… Trong đó nhu cầu dinh dưỡng rất quan trọng đối với mèo mang thai. Bởi việc sinh sản sẽ khiến chúng mất sức rất nhanh.
Khi mèo có dấu hiệu sắp sinh, bạn cần có chế độ chăm mèo đẻ ngay. Cho mèo ăn nhiều hơn một chút. Trong quá trình sinh nở, mèo sẽ không ăn hay uống gì. Toàn bộ năng lượng của mèo mẹ đều tập trung cho việc sinh sản và tạo sữa để nuôi con.
Nên chuẩn bị sẵn thức ăn ngay sau khi mèo sinh xong. Trong vài tiếng đầu sau khi sinh, mèo cái sẽ chưa ăn gì, nhưng sau đó chúng sẽ ăn rất nhiều. Do lúc này mèo mẹ đã mất khá nhiều năng lượng.
Một số mèo mẹ khi nuôi con ăn nhiều gấp 4 lần so với bình thường. Theo các bác sĩ thú y, người nuôi nên chuẩn bị một khẩu phần ăn dinh dưỡng đặc biệt cho mèo. Thức ăn dinh dưỡng giúp cung cấp thêm Calo và kích thích sữa ra nhiều hơn.
Cách chăm sóc mèo đẻ mổ
Trong trường hợp mèo đẻ mổ cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ thú y. Cách chăm mèo đẻ mổ có đôi chút khó khăn hơn. Cần chú ý xem hàng ngày mèo mẹ có cắn vết mổ hay không. Tốt nhất cần đeo vòng cổ chống liếm cho mèo.
Dùng oxy già vệ sinh vết mổ 2 ngày 1 lần để diệt khuẩn tại vết mổ. Những ngày sau phẫu thuật hãy pha Povidin và nước muối thành màu hồng cánh sen để rửa vết thương 2 ngày 1 lần. Nhớ nhẹ nhàng gạy các cục bẩn ở nút chỉ nếu có.
Hàng ngày dùng bông hoặc gạc ép nhẹ vào vết mổ khoảng 1 – 2 phút để bông gạc hút sạch dịch huyết tương ở vết mổ và chân chỉ. Nhớ lịch tiêm hậu phẫu mà bác sĩ thú y dặn. Nhớ lịch cắt chỉ là sau khi mổ 8 ngày, không nên để quá. Chủ nhân cần hỗ trợ mèo mẹ chăm mèo con. Khi bạn ở đó có thể tháo vòng chống liếm để mèo mẹ vệ sinh cho mèo con.
Cách chăm mèo mẹ để có nhiều sữa
Khi mèo cào ổ đẻ cần quan sát và ở bên cạnh mèo mẹ. Cố định ổ mèo không di chuyển. Nếu thấy mèo con bị dính bọng ở rốn không dứt ra được thì lấy kéo cắt đi. Như vậy mèo con mới có thể bú sữa mẹ được.
Mèo mẹ sẽ chăm sóc cho con, liếm láp chúng một lúc. Lấy sữa để cho cả mèo mẹ lẫn mèo con có thể liếm trực tiếp được. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất của mèo trong lúc này. Mèo con phải cho bú liên tục càng nhiều càng tốt (hơn 1 tháng).
Trong quá trình chăm mèo đẻ, nếu thấy mèo mẹ di chuyển ra khỏi ổ, lấy xương gà cho mèo mẹ gặm. Hoặc bạn có thế tách xương cá cho mèo mẹ. Cách chăm mèo đẻ đơn giản nhất là cơm nên xay nhuyễn, nấu cháo để mèo mẹ ăn lấy sức, sữa về để nuôi con. Mèo mẹ cho ăn nhiều cơm, cháo lúc nuôi con bú.
Mèo mẹ và mèo con mới sinh nên được sưởi ấm, có thể chiếu đèn vào tổ. Hoặc mua túi trườm bằng cao su, đổ nước ấm vào rồi đặt trong tổ, không mèo mẹ bị lạnh sẽ ít sữa cho mèo con bú. Thiếu sữa mẹ đồng nghĩa với tỉ lệ suy dinh dưỡng ở mèo con sẽ cao.
Phải theo dõi chăm sóc mèo đẻ và mèo con lúc về đêm. Sương xuống rất độc, phải che chắn cẩn thận. Khi mèo mẹ tha con ra chỗ khác phải theo dõi để xem nó tha đi đâu. Nhiều trường hợp mèo mẹ tha con bị rơi ra chỗ khác hoặc quên không tha về. Thậm chí chủ nhân có thể đem con nó ra chỗ nó muốn. Mèo mẹ sẽ không phản ứng với chủ, hãy nhẹ nhàng chăm sóc chúng.
Một số lưu ý khi chăm sóc mèo đẻ
Để có cách chăm mèo đẻ phù hợp không phải chuyện dễ. Việc chăm sóc mèo đẻ thường kéo dài cả một quá trình. Chỉ cần sai xót một chút cũng có thể khiến cả mẹ lẫn con gặp nguy hiểm. Bạn cần chú ý những vấn đề sau:
– Lựa chọn thức ăn kĩ lưỡng khi chăm sóc mèo đẻ
– Bổ sung dinh dưỡng và Canxi cho mèo mẹ
– Giữ vệ sinh chỗ nằm của mèo mẹ và mèo con là rất quan trọng trong thời gian này
– Không cho người lạ nhìn vào nơi mèo ở. Mèo mẹ sẽ phản ứng rất mạnh, dù bình thường khá hiền. Mèo mẹ có thể cắn chết con mình hoặc đối phương, cắn cả chủ nếu can ngăn.
– Tiêm phòng cho mèo theo lịch chỉ định của bác sĩ thú y.
– Khi chăm sóc mèo đẻ có dấu hiệu bất thương cần báo bác sĩ ngay.
Trên đây là những kỹ năng cần thiết để chăm sóc mèo đẻ, đảm bảo cả mẹ và con đều khỏe mạnh. Nếu mèo mẹ có hơi chút vụng về, bạn cần hỗ trợ mèo mẹ nhiều hơn để tránh gây tổn thương tới mèo con.