Việc nuôi chó cảnh đang trở nên rất phổ biến trong cộng đồng giới trẻ ngày nay. Thế nhưng cuộc sống hiện đại khiến bạn bận rộn với đủ thứ việc, vì thế việc chăm sóc cún cưng có chút khó khăn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm chăm sóc để chú chó của nhà bạn luôn khỏe mạnh, năng động! Hãy cùng KPET HOUSE tìm hiểu nhé.
-
KHÔNG GIAN SỐNG
Chỗ ở luôn là vấn đề mà bạn cần chú ý bởi môi trường không sạch sẽ khiến các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng. Vì thế bạn cần vệ sinh, dọn dẹp không gian của cún cưng nhà mình hàng ngày cũng như tắm rửa cho chúng thường xuyên để chúng luôn được khỏe mạnh.
2. ĐẢM BẢO CUNG CẤP ĐẦY ĐỦ NƯỚC
Bạn luôn phải cho chó uống đủ nước sạch. Một mẹo chăm sóc chó cơ bản mà bạn cần biết là: không nên chọn bát đựng nước bằng nhựa mà hãy chọn bát thép không gỉ. Bởi bát thép bền hơn nhựa và cũng ít vi khuẩn tích tụ hơn.
3. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ KHẨU PHẦN ĂN
Để chó cưng khỏe mạnh thì chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn hàng ngày vô cùng quan trọng. Chế độ ăn uống hợp lý giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của chúng và ngăn ngừa bệnh tật như: béo phì, còi cọc, vấn đề về xương khớp, tim mạch,… Những loại thức ăn cho chó bán sẵn ở các cửa hàng có thể cung cấp đủ tất cả dinh dưỡng cần thiết cho người bạn lông lá của chúng ta. Tuy nhiên bạn cần lưu ý khẩu phần ăn của chúng dựa trên giống chó, cân nặng, kích thước, độ tuổi, mức độ vận động.
4. THĂM KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ
Đưa thú cưng của bạn tới gặp bác sĩ thú y để kiểm tra sức khỏe định kỳ, tiêm phòng, tẩy giun sán và phòng ngừa kí sinh trùng hoặc khi bạn nhận thấy chúng xuất hiện những hành vi bất thường và các dấu hiệu bị bệnh. Đôi khi những bệnh nhẹ có thể sẽ tự khỏi, thế nhưng nếu chó mắc phải những tình trạng nghiêm trọng hơn thì bạn không nên chủ quan và hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thú y nhé. Một số loại thuốc không thể thiếu khi chăm sóc chó cưng nhà bạn như thuốc tẩy giun sán; thuốc trị ghẻ, nấm; thuốc trị viêm tai & ngoại ký sinh trùng,, phòng ngừa bọ…
5. TẬP THỂ DỤC RÈN LUYỆN SỨC KHỎE
Chó là loài vật năng động, thích chạy nhảy, đuổi bắt. Việc tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp chó đốt cháy calo, tăng cường sức khỏe mà còn giúp chó hạn chế những hành vi phá phách do không được vận động. Bạn nên sắp xếp thời gian hoạt động của chó cưng sao cho phù hợp, nhất là với quỹ thời gian rảnh rỗi eo hẹp, bạn có thể đưa chúng đi dạo, vui chơi ngay khu vực sống của mình.
6. HUẤN LUYỆN
Chó ở mọi lứa tuổi, giống loài đều phải được huấn luyện từ những việc đơn giản nhưng lại rất hữu ích. Huấn luyện cho chó không chỉ là dạy thú cưng của bạn một vài thủ thuật và mệnh lệnh. Mà còn là việc học các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống, cách giao tiếp với xã hội và hạn chế những hành vi xấu. Các chuyên gia thú cưng luôn khuyên chúng ta nên cùng chó tham gia các lớp học huấn luyện để mối quan hệ giữa chủ và chó trở nên khăng khít hơn.
7. VẤN ĐỀ SINH SẢN
Nếu bạn có ý định tạo ra những chú cún con hoặc thiến (với chó đực) thì có thể tiến hành phương thức triệt sản. Việc này có tác dụng giảm thiểu nguy cơ rối loạn sức khỏe như là ưng thư vú, bệnh tuyến tiền liệt, ngăn sự hung hăng của chó đực,… Song bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để có sự lựa chọn tốt nhất.
8. CHĂM SÓC SỨC KHỎE
– Giữ cho bộ lông luôn sạch sẽ bởi lông bị bẩn có thể khiến chó bị nhiễm các bệnh về da. Nếu giống chó lông quá dài có thể đưa chúng đia cắt tỉa lông gọn gàng. Chó cần tắm rửa thường xuyên, đặc biệt là cún cưng của bạn có tần suất hoạt động mạnh.
– Chăm sóc răng miệng hàng ngày. Bạn nên đánh răng cho chó của mình, mua cho chúng nhiều loại đồ chơi nhai và cho chó đi khám răng miệng ở chỗ bác sĩ thú y. Ngoài ra, để việc chăm sóc này hiệu quả, hãy kiểm tra xem nướu và lưỡi của chúng thường xuyên.
– Chân chó thường rất dễ bị tổn thương, nhiều chất bẩn có thể dính vào bàn chân chó cho nên bạn cần giữ chúng sạch sẽ. Hãy rửa chân chó nhẹ nhàng bằng những loại xà phòng chuyên dụng dành cho vật nuôi hoặc cho chúng đi giày nếu bạn thấy chân chúng bị khô hoặc kích ứng.
9. CÁC VẬT DỤNG CẦN THIẾT
Để chăm sóc cún cưng toàn diện bạn cũng nên trang bị đầy đủ những đồ dùng thiết yếu cho chúng như:
– Vòng cổ, bảng tên cho chó để ghi số điện thoại của bạn, phòng trường hợp thất lạc thì khả năng tìm kiếm sẽ cao hơn.
– Đồ dùng phục vụ cho các hoạt động vui chơi, huấn luyện
– Lồng vận chuyển, rọ mõm khi đưa cún cưng ra ngoài.
– Các phụ kiện cho cún cưng: nhà ở, hàng rào, khay lưới vệ sinh,…
Hi vọng những tips về cách chăm sóc chó của chúng tôi sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc nuôi dạy thú cưng của mình. Chó là động vật trung thành và tình cảm với con người vì thế chúng xứng đáng nhận được những điều tốt đẹp từ chúng ta.